Những năm gần đây nhằm mở rộng thị trường và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng nữa, tạo vị thế lớn hơn cho thương hiệu Sao Việt trong lĩnh vực may mặc từ đó vươn ra khắp đất nước, Công ty Đồng phục Sao Việt đã mạnh dạn đầu tư thêm trang thiết bị sản xuất may mặc. Để giúp bạn hiểu rõ hơn quy trình may đồng phục tại xưởng may đồng phục Sao Việt tại Bình Dương, Đồng phục Sao Việt sẽ liệt kê một vài bước chính, quan trọng nhất để bạn hình dung là quá trình hình thành nên mẫu đồng phục của công ty, doanh nghiệp, trường học bạn.
1. Trải vải:
Công đoạn trải vải.
Để mà may được áo thun đồng phục Đồng phục Sao Việt sẽ phải mua vải từ các kho vải lớn. Vải khi mới nhập từ kho được quấn lại thành từng cây vải với chiều dài khác nhau, có thể là 1,2m hoặc 1,6m…
Còn đối với các mẫu may đồng phục được đặt may theo size tiêu chuẩn do xưởng may đồng phục bình dương Sao Việt đưa ra,thì vải lúc này sẽ được trải thành rất nhiều lớp xếp chồng lên nhau để cắt hàng loạt. Tại xưởng may Đồng phục Sao Việt, bước này sẽ được trải bằng máy, đảm bảo vải không bị xô lệch và mất nhiều thời gian.
Sau khi đã trải vải thành từng lớp đều nhau, người thợ cắt sẽ tiến hành vẽ lên đó các bộ phận như thân trước, thân sau, tay áo,… bằng phấn may. Mọi người hoàn toàn có thể an tâm bởi đội ngũ nhân viên xưởng may đồng phục Sao Việt sẽ tính toán rất kỹ nên cắt ra sao, thế nào để khi cắt sẽ ít tốn vải nhất có thể, giúp tiết kiệm giá thành cho khách hàng. Sau khi vẽ xong, máy cắt vải sẽ thực hiện cắt hàng loạt.
2. Cắt vải
Vải được cắt hàng loạt bằng máy cắt công nghiệp.
Sau khi chúng ta đã vẽ được sơ đồ trên vải, thì thợ cắt sẽ tiến hành bước cắt vải. Cắt vải trong may công nghiệp sẽ không dùng kéo, bởi không phải chỉ cắt một lớp vải mà phải cắt nhiều lớp vải chồng lên nhau thành một xấp dày cộm. Chính vì như vậy, bước cắt vải sẽ được thực hiện hoàn toàn bằng máy cắt vải
Ở tại xưởng may đồng phục Sao Việt tại Bình Dương, các máy cắt vải có hình dạng như là một chiếc cưa máy, nó có lưỡi cưa quay tròn có tác dụng để đưa đến đâu sẽ làm đứt vải ra đến đó.Sau đó thì người thợ chỉ việc canh sao cho cái lưỡi dao cắt đi thật đúng theo các đường phấn mình đã vẽ là sẽ cắt rất chính xác.
3. In ấn, phun thêu áo
Công đoạn in ấn trên đồng phục.
Sau khi mà miếng vải to được cắt ra thành những bộ phận bộ phận khác nhau,những người thợ sẽ chọn lọc những bộ phận cần in ấn hoặc là thêu để thực hiện công đoạn này.
Trên đây là 3 bước chính trong số những quy trình may tại xưởng may Đồng phục Sao Việt. Để hiểu hơn nữa, tường tận hết các bước, mời tất cả các bạn xem tiếp bài giới thiệu về quy trình may đồng phục sau các công đoạn trải vải,công đoạn cắt vải và công đoạn in ấn trong phần thứ 2 của bài viết.